Trang chủ / Hỗ trợ khách hàng / Hỏi đáp Công nghệ in 3D

Hỏi đáp Công nghệ in 3D


Hỏi 1: Công nghệ in 3D là gì?
Đáp: Công nghệ in 3D hay máy in 3D là việc biến mô hình 3D trên máy tính của bạn thành sản phẩm thật, vật thể thật tùy theo ý muốn của người sử dụng mà ta có thể cầm trên tay, sờ được và sử dụng được. Chứ không phải là in ra một hình ảnh mà ta nhìn vào nó nổi khối 3 chiều giống như ngoài đời.

Hỏi 2: Lợi ích của việc sử dụng công nghệ in 3D là gì?
Đáp: Tổng hợp các chi phí khi sử dụng công nghệ in 3D sẽ thấp hơn rất nhiều so với các phương pháp sản xuất hoặc chế tạo truyền thống. Khi bản vẽ thiết kế được hoàn thiện, nó có thể được sử dụng ngay trong sản xuất theo mong muốn của bạn, do đó nó sẽ tiết kiệm được rất nhiều về thời gian và tiền bạc. Giảm chi phí tạo mẫu này sẽ giúp bạn thay đổi quy trình sản xuất, qua đó làm tăng lợi nhuận.
Sử dụng công nghệ in 3D Công ty bạn sẽ hoàn toàn chủ động đưa ra những sản phẩm có chất lượng tốt nhất. Bạn có thể tạo ra sản phẩm từ bản vẽ thiết kế một cách nhanh chóng với chi phí thấp nhất, và hoàn toàn thay đổi sản phẩm khi cần thiết. Bạn cũng có thể tạo ra sản phẩm mẫu để kiểm tra, đánh giá trước khi đưa vào sản xuất mà không tốn kém.
Với những lợi ích trên ta có thể tóm lược lại như sau:
- Biến ý tưởng thiết kế của bạn thành sản phẩm một cách nhanh chóng và hiệu quả
- Dễ dàng kiểm tra thiết kế về mặt hình thức, công năng và mục đích sử dụng một cách chính xác
- Thay đổi bản vẽ thiết kế một cách linh hoạt và không tốn kém
- Giảm thiểu được những lỗi trong thiết kế khi đưa vào sản xuất

Hỏi 3: Các bước thực hiện để sử dụng dịch vụ in 3D của chúng tôi?
Đáp: Bạn hãy thực hiện các bước sau:
Bước 1.Hãy gửi cho chúng tôi bản vẽ thiết kế 3D có định dạng file STL, OBJ
Bước 2. Hãy cho chúng tôi biết yêu cầu về mẫu sản phẩm mà bạn tạo ra.
Bước 3. Chúng tôi sẽ sử dụng phần mềm in 3D để kiểm tra xem thiết kế của bạn đã phù hợp chưa.
Bước 4. Khi thiết kế của bạn được kiểm tra và xác nhận, chúng tôi sẽ gửi tới bạn một bảng báo giá chi tiết về khối lượng vật liệu sử dụng, công nghệ in cũng như thời gian in.
Bước 5. Khi bạn đồng ý với báo giá, bạn vui lòng thanh toán tiền tạm ứng cho chúng tôi để chúng tôi thực hiện việc in 3D ra sản phẩm mẫu cho bạn.
Bước 6. Sau khi in xong, sản phẩm mẫu của bạn sẽ được gửi tới địa chỉ mà bạn cung cấp.

Hỏi 4: Bạn có thể in 3D dựa trên một hình ảnh 2D không?
Đáp: Không, chúng tôi cần thiết kế 3D của bạn ở định dạng file STL, OBJ

Hỏi 5: Nếu tôi đưa cho bạn kích thước bản vẽ của tôi, bạn có thể báo giá trên cơ sở đó không?
Đáp: Không, chúng tôi không thể báo giá cho bạn chỉ dựa vào kích thước mà phải căn cứ vào độ phức tạp của thiết kế, công nghệ được sử dụng, khối lượng vật liệu dùng và thời gian để in ra sản phẩm mẫu của bạn.

Hỏi 6: Có những công nghệ in 3D nào và đặc điểm của từng công nghệ?
Đáp: Trên thế giới hiện nay có rất nhiều công nghệ như: Công nghệ FDM, SLS, SLA, ARCAM, J-P, LOM, PolyJet, MIT,...thông dụng nhất vẫn là Công nghệ FDM
1. FDM (Fused Deposition Modeling): Công nghệ FDM sử dụng nguyên liệu đầu vào là sợi nhựa, sau đó được nung nóng chảy ra và đầu phun kéo các sợi nhựa chảy này theo biên dạng của mặt cắt từng layer, và đắp từng lớp layer chồng lên nhau để tạo ra sản phẩm 3D.
Ưu điểm: Giá máy và vật liệu rẻ. Dễ sử dụng, dễ sửa chữa và thay thế linh kiện. Vật liệu phong phú và đa dạng mầu sắc.
Nhược điểm: Sản phẩm in ra chưa được sắc nét, độ bóng và độ mịn còn thấp, thời gian in chậm.
2. SLS (Selective Laser Sintering): Công nghệ SLS sử dụng nguyên liệu dạng bột được chứa trong các bồn, các layer được xếp chồng lên nhau bằng các bánh lăn (roller), vừa cuộn vừa kéo san phẳng vật liệu ra thành lớp mỏng. Biên dạng layer được hình thành bằng cách dùng tia laser chiếu cho nóng chảy bột để bột lớp layer trên liên kết với layer dưới
Ưu điểm: Thích hợp để in các mô hình có thành mỏng, các chi tiết cần độ dẻo. Đặc biệt, SLS là lựa chọn tuyệt vời khi cần in những mô hình lớn hoặc có phần rỗng phía dưới đáy. Xét về độ mịn bề mặt, SLS cho chất lượng cao hơn FDM bởi vì rất khó để phân biệt các lớp in bằng mắt thường.
Nhược điểm: Giá thiết bị và vật liệu khá đắt. Các mô hình kín và có phần rỗng bên trong vẫn phải tiêu tốn một lượng vật liệu khá lớn.
3. SLA (Stereolithography Apparatus): Là công nghệ sử dụng tia sáng (tia laser, tia UV hoặc tia sáng bình thường) làm đông cứng lớp photopolymer lỏng (polymer quang hóa – polymer đóng rắn khi có ánh sáng chiếu vào) được chứa trong bồn, từng lớp từng lớp để hình thành nên vật thể 3D
Ưu điểm: Công nghệ SLA có khả năng tạo ra các mô hình có độ chi tiết cao, sắc nét và chính xác.
Nhược điểm: Vật liệu in 3D khá đắt, sản phẩm in 3D bị giảm độ bền khi để lâu dưới ánh sáng mặt trời.
4. PolyJet (Ink Jetting): Công nghệ Polyjet khá giống với công nghệ in mực nhưng thay vì phun mực lên giấy, máy in 3D công nghệ Polyjet phun từng lớp photopolymer lỏng lên khay chứa, ngay sau khi phun vật liệu lên, tia UV sẽ chiếu qua làm đông đặc vật liệu. Công nghệ Polyjet cho độ phân giải lớp cao lên tới 16 um, đạt độ chính xác lên tới 85 um / 50 mm, có dải vật liệu rộng với vật liệu số, cho phép tạo mẫu có cơ tính sát với yêu cầu thiết kết, có thể in nhiều màu.
Ưu điểm: in được nhiều vật liệu/màu sắc lên cùng một sản phẩm. Chất lượng sản phẩm cũng rất tuyệt vời.
Nhược điểm: Các máy in 3D dùng công nghệ Ployjet thường có giá rất đắt.
5. ARCAM: Có thể hiểu nôm na đây là công nghệ sử dụng tia điện tử nóng chảy (EBM), vật liệu đầu vào là bột kim loại kết hợp với chất phu gia 3D. Bột nóng chảy bởi một chùm tia điện tử trong bầu không khí chân không có áp suất cực cao.
Công nghệ này cho phép thiết kế ra những hình học vô cùng phức tạp mà không cần bất cứ thêm dụng cụ, đồ đạc nào với mức hao phí vật liệu vô cùng thấp. ARCAM cho ta tự do trong thiết kế, chi phí thấp, tiết kiệm điện năng và thân thiện với môi trường.  ARCAM là công nghệ hàng đầu của in 3D bằng kim loại cho ra sản phẩm có độ chính xác rất cao.
6. Sandstone (Binder Jetting)
Ưu điểm: Cho phép tạo ra mô hình với giải màu rộng
Nhược điểm: Mô hình dòn, dễ gãy. Không thích hợp tạo mẫu in 3D dùng trong kỹ thuật
7. J-P (Jetted Photopolymer): Công nghệ J-P, thật ra công nghệ này cũng giống như công nghệ SLA nhưng thay vì nguyên liệu được chứa trong bồn thì nguyên liệu được phun giống như máy in phun, đi kèm với đầu phun là đèn chiếu UV làm đông cứng lớp photopolymer vừa phun ra. Vì vậy, công nghệ cho phép in nhiều loại vật liệu trên cùng một vật thể in, mỗi bình mực in là 1 loại vật liệu.
8. MIT (Massachusetts Institute of Technology): Công nghệ này sử dụng nguyên lý tạo lớp layer giống như công nghệ SLS ở trên, còn phần liên kết các layer với nhau thì giống với công nghệ máy in phun 2D bình thường. Mực in lúc này vừa là màu sắc, vừa là keo liên kết các hạt bột với nhau. Công nghệ này có thể in được màu sắc cho vật thể giống như máy in phun màu .
9. LOM (Laminated Object Manufacturing): Công nghệ LOM sử dụng nguyên liệu đầu vào là các vật liệu có thể dát mỏng như giấy, gỗ … dạng cuộn hay tờ, mỗi layer chính là mỗi tờ giấy hay lát gỗ, biên dạng layer được cắt ra bằng laser hay dụng cụ cắt rồi dán chồng lên nhau tạo nên vật thể 3D. Đối với công nghệ này có thể tạo ra vật thể có màu sắc theo đúng thiết kế.

Hỏi 7: Có những loại sợi nhựa in 3D nào?
Đáp: Có rất nhiều loại sợi nhựa với các chất liệu và màu sắc khác nhau, ví dụ: ABS, PLA, PVA, Nylon, HIPS… Thông dụng nhất vẫn là ABS và PLA.
1. PLA (Polylactic Acid): Nhựa PLA là một nhựa nhiệt dẻo phân hủy sinh học có nguồn gốc từ các nguồn tái tạo, chẳng hạn như bột ngô, mía, củ sắn hoặc thậm chí tinh bột khoai tây . Điều này tạo giải pháp thân thiện với môi trường và an toàn khi sử dụng trong nhà.
2. ABS (Acrylonitrile Butadiene Styrene): Nhựa ABS được kết hợp 3 thành phần Acrylonitrile, butadien và styrene. Nó có một sự kết hợp tuyệt vời của độ dẻo và độ cứng. Acrylonitrile cung cấp độ cứng bề mặt còn Butadien lại cung cấp độ dẻo. Nhựa có nguồn gốc từ dầu mỏ, khi in thải ra khí độc hại.
3. PVA: Là chất liệu hòa tan trong nước tạo đế in các chất liệu mong muốn, sau đó nó trở nên mềm và tan trong nước để dễ dàng loại bỏ, kết hợp tốt với PLA về nhiệt độ in.
4. HIPS: Loại nhựa in bền có thể dễ dàng hòa tan với limonene, có thể thay thế cho PVA về vật liệu hỗ trợ, kết hợp tốt với ABS về nhiệt độ in.
5. Dẫn điện (Conductive): Cho phép dẫn điện qua vật liệu in, hữu dụng cho các kết cấu như bánh răng
6. Mềm dẻo (Flexible): Mềm dẻo và dễ uốn, an toàn khi tiếp xúc
7. Ni lông (Nylon): Mạnh hơn ABS về độ bền kéo
8. PETG là chất copolyme trong khi PET là một polymer đồng nhất. Copolyme và polymer đồng nhất giống nhau ở nhiều đặc điểm. Tuy nhiên, cũng có một vài khác biệt - polymer đồng nhất có khả năng chống mài mòn tốt hơn và có thể hữu dụng hơn trong việc ứng dụng với các vấn đề ma sát và mài mòn. Vật liệu copolymer có khả năng chống hóa chất tốt hơn.
PETG vẫn giữ được đặc tính vô định hình, trong suốt và không màu của PET, và khó uốn cong, cứng và dai hơn so với PET. Thậm chí nó vẫn rất dai ở nhiệt độ thấp. Như vậy, PETG là một loại nhựa kỹ thuật, trong khi PET là một loại nhựa sử dụng thông thường.
PETG mang đặc tính dai và kháng nhiệt độ của ABS cũng như màu sắc trong và tính ổn định của PLA.
9. Vật liệu đổi màu (Colour Change Filament): Vẫn mang đặc điểm hoạt động tốt của PLA nhưng có thêm tính biến đổi màu sắc khi có các tia cực tím hoặc nhiệt độ.
10. Vật liệu Bronzefill: Vẫn mang đặc điểm hoạt động tốt của PLA và tạo ra lớp vỏ kim loại đồng cho các vật thể in
11. Làm sạch (Cleaning): Để làm sạch đầu vòi phun trước, trong hoặc sau khi in, đặc biệt hữu dụng trong việc làm sạch vòi phun giữa các loại vật liệu in khác nhau với nhiệt độ in khác nhau.

Bạn có bất kỳ câu hỏi, thắc mắc gì vui lòng gửi cho chúng tôi TẠI ĐÂY để được giải đáp. Hoặc gọi số Hotline: 0979 066 292 để được tư vấn trực tiếp miễn phí.

CÔNG TY TNHH 3DMAN VIỆT NAM

  • Địa chỉ: Hà Nội Chợ Hoa Vạn phúc, Quận Hà Đông, Hà Nội
  • Hotline: 0936 071 318 - 0936 279 386 - (024) 3 869 4546
  • Email: 3dman.vn@gmail.com
Up